Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Những khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong 5 năm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh ở mức 45%/năm, tuy nhiên, quy mô của cả thị trường nói chung lại thấp xa hơn các nước trong khi vực khi mới chỉ đạt 20% GDP. Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers (Hotline: (+84) 903.419.479) tìm hiểu về những khó khăn trên thị trường trái phiếu hiện nay nhé!

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

Sau vụ việc sai phạm của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn khi khối lượng phát hành mới sụt giảm đi nhiều. Đồng thời, nhà đầu tư cũng gấp rút bán lại trước hạn.

Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành giảm dần

Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành có xu hướng giảm dần, cụ thể: quý 1 đạt 134.800 tỷ đồng, quý 2 đạt 122.400 tỉ đồng, quý 3 chỉ còn 65.900 tỷ đồng và tháng là 5.800 tỷ đồng.

Trong đó, có đến 53.52% trái phiếu không có tài sản đảm bảo, chủ yếu là trái phiếu của tổ chức tín dụng và 46,48% là trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành có tài sản đảm bảo.

Nhóm phát hành lớn nhất là các tổ chức tín dụng, chiếm 41,34% tổng khối lượng phát hành. Các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng chiếm lần lượt 28,87% và 7,8%. Khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn là 152.500 tỷ đồng, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Những nguyên nhân gây ra khó khăn trên thị trường

Trước tin tức về sự việc sai phạm của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi khối lượng phát hành mới sụt giảm, nhà đầu tư bán lại trước hạn nhiều, khối lượng mua trái phiếu trước hạn lớn.

Bên cạnh đó, nhưng tin đồn trên thị trường tài chính liên quan đến những khó khăn của một số tập đoàn bất động sản đã ít nhiều tác động đến niềm tin của người gửi tiền và nhà đầu tư đối với thị trường ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp.

Song, cùng thời điểm, lãi suất tiền gửi ngân hàng lại lên cao, nhà đầu tư có xu hướng bán lại trái phiếu doanh nghiệp để chuyển sang gửi tiết kiệm.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

Yếu tố cần thiết để thị trường phát triển bền vững

Yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ an toàn của một thị trường vốn nói chung, thị trường trái phiếu nói riêng chính là chất lượng của tổ chức phát hành huy động vốn.

Thông thường, những doanh nghiệp có bề dày hoạt động với uy tín, thương hiệu, tuân thủ pháp luật và luôn đáp ứng các chỉ số an toàn tài chính chuyên ngành, có hiệu quả kinh doanh cao, có xếp hạng tín nhiệm cao… trên thị trường sẽ thu hút được đối tác, khách hàng tốt, đồng thời sẽ huy động được vốn dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn, do đó sẽ tạo lợi thế để cạnh tranh phát triển tốt hơn. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ luôn có động lực để tìm mọi cách phát triển hoạt động kinh doanh đúng quy trình, chuyên nghiệp, vay trả đúng thời hạn, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong kinh doanh để giữ uy tín, thương hiệu.

Vì vậy, việc xây dựng chính sách giám sát mục đích sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp nên dựa vào các chuẩn mực, khuôn khổ hướng doanh nghiệp phát hành đến tuân thủ tốt hơn các chuẩn mực an toàn tài chính chuyên ngành, đạt chỉ số xếp hạng tín nhiệm cũng như uy tín, thương hiệu tốt hơn.

>>> Read more: Thủ tục đăng ký nội quy lao động

>>> Read more: Về con dấu của doanh nghiệp

Công ty Luật Apolo Lawyers luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề pháp lý cho mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Nếu có khó khăn, thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903419479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Sài Gòn

Tư vấn, soạn thảo hợp đồng

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Tư vấn ly hôn trọn gói tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tư vấn pháp luật về thừa kế

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon